QUY HOẠCH THỊ ĐÔ THỊ, KHU CỤM CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA

Đăng lúc: 15:41:15 24/11/2017 (GMT+7)

Xác định rõ: quy hoạch thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phát triển KTXH tại địa phương. Trên cơ sở quy hoạch, cấp ủy, chính quyền huyện xây dựng lộ trình và hướng đi đúng, hiệu quả nhằm đưa KTXH huyện nhà phát triển, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã có những quy hoạch cụ thể, mang tính chiến lược thể hiện ở 3 lĩnh vực đô thị, khu cụm công nghiệp và thương mại.

 QUY HOẠCH THỊ ĐÔ THỊ, KHU CỤM CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA

Đăng lúc: 13:42:27 09/11/2016 (GMT+7)

Xác định rõ: quy hoạch thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phát triển KTXH tại địa phương. Trên cơ sở quy hoạch, cấp ủy, chính quyền huyện xây dựng lộ trình và hướng đi đúng, hiệu quả nhằm đưa KTXH huyện nhà phát triển, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã có những quy hoạch cụ thể, mang tính chiến lược thể hiện ở 3 lĩnh vực đô thị, khu cụm công nghiệp và thương mại.

1. Quy hoạch đô thị.

1.1.         Thị trấn Bút sơn:

Thị trấn Bút Sơn cách TP Thanh Hoá khoảng  6km về phía Đông Bắc. Hiện tại thị trấn kết nối với TP Thanh Hoá thông qua QL 10 và QL 1A, đặc biệt khi QL 1A (tiểu dự án 2) và cầu Nguyệt Viên hoàn thành. Thị trấn Bút Sơn kết nối với các xã qua tuyến QL 10 và các tuyến đường huyện, đường xã, rất thuận lợi trong việc giao thương kinh tế, xã hội.

Là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, du lịch dịch vụ của huyện Hoằng Hoá, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Đầu mối giao thông quan trọng của huyện, vùng tỉnh và quốc gia; Là trung tâm công nghiệp, TTCN, dịch vụ du lịch của huyện Hoằng Hoá; Dân số dự báo đến năm 2020khoảng 15.000 ngườiTổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch là: 334 ha (trong đó đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 35ha, đất dự trữ phát triển 142ha. Hướng phát triển gắn kết với trục quốc lộ 1A và Quốc lộ 10.

09.11.2016.13.JPG

Toàn cảnh đô thị Bút Sơn

1.2. Đô thị Hải Tiến:

Đô thị Hải Tiến có xuất phát điểm là khu vực biển Hoằng Hóa, nơi đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển, tốc độ phát triển các lĩnh vực dịch vụ cao, đặc biệt là du lịch, nghỉ dưỡng, gắn với bãi biển. Phần lớn các hộ dân có xu hướng hoạt động phi nông nghiệp phân bố dọc trục tỉnh lộ 510B và các cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ sẵn có, kết nối với trục đường Trường Phụ là tiền để để thành lập đô thị Hải Tiến từ một khu vực sẵn có các cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch đô thị Hải Tiến nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của cả huyện Hoằng Hóa (hiện nay được xem là trung tâm kinh tế xã hội tiểu vùng phía Đông của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và các vùng lân cận, do đó việc xác lập ranh giới quy hoạch và bố trí các chức năng đô thị cần xem xét đến yếu tố phát triển cho những khu vực lân cận. Là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp.

Quy hoạch đô thị Hải Tiến dựa trên cơ sở là phát huy các yếu tố sẵn có về nội lực của địa phương có sự tác động của các yếu tố ngoại lực. Các yếu tố nội lực như: Cảnh quan tự  nhiên, cơ sở kinh tế xã hội hiện có và những tiềm năng phát triển của địa phương (đây là những yếu tố xác định tính khả thi của đồ án quy hoạch). Tuy nhiên cũng cần khẳng định sự cần thiết của yếu tố tác động ngoại lực (Thị xã Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa). Quy hoạch đô thị trên cơ sở bền vững và thân thiện với môi trường.

a. Phạm vi

Phạm vi nghiên cứu nằm trong 4 xã khu vực ven biển: xã Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoăng Hải, Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa; với tổng diện tích hiện trạng dự kiến khoảng 590 ha. Trong đó:

- Xã Hoằng Trường:                                         137,11/596,57 ha

- Xã Hoằng Hải:                                               100,60/362,67 ha

- Xã Hoằng Tiến:                                              126,12/435,40 ha

- Xã Hoằng Thanh:                                           226,17/399,83 ha

Tổng diện tích:                                               590,00/1794,47ha

b. Ranh giới nghiên cứu có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông:  giáp Biển Đông.

+ Phía Tây: giáp đất lúa xã Hoằng Trường, Hoằng Tiến, nghĩa trang xã Hoằng Hải, điểm dân cư 1, 2, 3 xã Hoằng Thanh.

+ Phía Bắc:  giáp thôn 5 xã Hoằng Trường.

+ Phía Nam: giáp xã Hoằng Phụ.  

c. Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2014 -  2025

STT

Loại đất

Giai đoạn 2014 - 2020

Giai đoạn 2014 - 2025

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất dân dụng

322,28

54,62

345,68

58,59

I.1

Đất công cộng

16,14

2,74

20,78

3,52

I.2

Đất ở mới

53,8

9,12

77,64

13,16

I.3

Đất công viên cây xanh

13

2,20

15,6

2,64

I.4

Đất giao thông nội thị

65,20

11,05

73,10

12,39

I.5

Đất dự trữ phát triển

16,14

2,74

26,81

4,54

I.6

Đất ở cải tạo chỉnh trang

158

26,78

131,75

22,33

II

Đất ngoài dân dụng

267,72

45,38

244,33

41,41

II.1

Đất thương mại dịch vụ

50,8

8,61

54,09

9,17

II.2

Đất du lịch dịch vụ

17,35

2,94

20,21

3,43

II.3

Đất công trình đầu mối

0,52

0,09

1,52

0,26

II.4

Đất khác (đất di tích, mặt nước, rừng phòng hộ...)

139,65

23,67

106,83

18,11

II.5

Đất giao thông đối ngoại

59,4

10,07

61,69

10,46

 

Tổng

590,0

100,0

590,0

100,0

 

 

1.3. Đô thị Nghĩa Trang: Hình thành đô thị trung tâm tiểu vùng, động lực, kết nối các cơ sở kinh tế, cụm nghề. Trên cơ sở thị tứ Nghĩa Trang hiện nay. Định hướng phát triển tại đây các cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại, đầu mối giao thông vận tải. Ưu tiên phát triển các khu chức năng (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị trong tương lai.

Diện tích tự nhiên 3 xã nghiên cứu lập quy hoạch là: 1.365 ha; đề xuất phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là 306 ha thuộc một phần đất đai thuộc địa bàn Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Kim (trong đó xã Hoằng Trinh: 29ha, Hoằng Trung 162 ha, xã Hoằng Kim 115 ha).

Phạm vi ranh giới nghiên cứu cụ thể như sau:

+ Phía Bắc: Giáp xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

+ Phía Nam: Giáp xã Hoằng Quý, Hoằng Phú.

+ Phía Đông: Giáp xã Hoằng Trinh.

+ Phía Tây: Giáp dân cư xã Hoằng Trung, Hoằng Kim.

Là đô thị loại V, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hoằng Trung, xã Hoằng Kim, Hoằng Trinh cũng như của huyện Hoằng Hóa.

Là đô thị có tính chất chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính - chính trị, kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục) và là đầu mối giao thông của xã Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Trinh cũng như của huyện Hoằng Hóa.

Dân số tính toán đến năm 2030 khoảng: 10.000 người.

Dự báo các chỉ tiêu đô thị hóa huyện Hoằng Hoá giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2030 như sau:  

 

STT

Đô thị

Đến năm 2020

Đến năm 2025

Đến năm 2025

Loại đô thị

Dân số

Loại đô thị

Dân số

Loại đô thị

Dân số

1

Thị trấn Bút Sơn

V

9,000

V

15,000

IV

25,000

2

Đô thị Nghĩa Trang

V

8,000

V

10,000

V

12,000

3

Đô thị Hải Tiến

V

10,000

V

14,000

V

15,000

4

Đô thị Hoằng Trường

V

 

V

9,000

V

10,000

5

Đô thị Chợ Quăng (Hoằng Lộc)

 

3,000

V

5,000

V

7,000

6

Đô thị Chợ Vực (Hoằng Ngọc)

 

 

 

 

V

6,000

Tổng

 

30,000

 

53,000

 

75,000

 

1.4. Quy hoạch phân khu 2 (đoạn Quốc lộ 1A , từ cầu Ba gian Hoằng Quỳ đến cầu Nguyệt Viên thành phố Thanh Hóa).

          Dự án đầu tư xây dựng cải tạo Quốc Lộ 1A (Tiểu dự án 2) đoạn từ  cầu Ba Gian đến cầu Nguyệt Viên được triển khai đầu tư xây dựng mở ra hướng phát triển mới cho vùng Đông Nam huyện Hoằng Hóa tạo điều kiện kêu gọi, thu hút đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Khi dự án hoàn thành, đây sẽ là khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Thanh Hoá, đòi hỏi khu vực phải được quy hoạch, thiết kế khang trang, hiện đại xứng tầm với cửa ngõ của đô thị loại I.

Khai thác quỹ đất hiệu quả, kết nối hệ thống giao thông hiện có với các dự án đang triển khai ở các vùng quy hoạch phân khu của thành phố Thanh Hóa và xây dựng một khu thương mại dịch vụ ven Quốc lộ 1A.

Tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan mới cho khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Thanh Hoá và khu vực Đông Nam huyện Hoằng Hoá.

Khai thác hiệu quả quỹ đất, bố trí các hệ thống trung tâm dịch vụ thương mại, các công trình công cộng khác.... tạo lập một khu vực hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường, đồng bộ về kiến trúc hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật;

Vị trí và ranh giới  quy hoạch:

          + Phía Bắc: giáp xã Hoằng Phú, thôn Đông Khê (xã Hoằng Quỳ).

          + Phía Đông: giáp đất nông nghiệp các xã Hoằng Cát, Hoằng Minh, Hoằng Vinh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh và Hoằng Lộc.

          + Phía Tây: giáp đất nông nghiệp xã Hoằng Quỳ và các xã Hoằng Lý, Hoằng Anh, Hoằng Quang (TP Thanh Hóa).

          + Phía Nam: giáp xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa).

Quy mô đất đai: Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch 820,4ha.

+ Diện tích lập quy hoạch: 400,0ha.

2. Các cụm Công nghiệp:

Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 01/3/2011, gồm 04 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Hoằng Phụ 15ha, cụm công nghiệp Tào Xuyên 40ha, cụm công nghiệp phía Nam Gòng 25ha, cụm công nghiệp Thái Thắng 30ha). Ngày 05/01/2015, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Theo đó, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa được bổ sung quy hoạch thêm cụm công nghiệp phía Bắc Hoằng Hóa 50 ha, nâng tổng số cụm lên 5 cụm với tổng diện tích quy hoạch lên 160ha.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, huyện đã chủ động thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, quản lý môi trường. Do đó, các tổ chức, cá nhân đầu tư trong các cụm công nghiệp được quản lý và thực hiện theo quy hoạch, đảm bảo cảnh quan môi trường; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, để tiếp cận hệ thống giao thông đã và đang hình thành, các khu công nghiệp khác của tỉnh, huyện có chủ trương hình thành các cụm công nghiệp dịch vụ như cụm công nghiệp Nhân Ngọc với diện tích 15 ha; các khu dịch vụ thương mại, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ dọc quốc lộ 1A (tiểu dự án 2) và dọc hai bên đầu cầu Bút Sơn...

Đối với khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, được UBND tỉnh giao cho công ty đầu tư xây dựng Thanh Hóa làm chủ đầu tư tại Quyết định số 750/UB-CN ngày 12/3/2003. Năm 2004 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 65/QĐ-CT ngày 07/01/2004 với tổng diện tích 76,24 ha. Do đó, chủ đầu tư đã thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư. Năm 2012, khu công nghiệp này được chuyển về thành phố Thanh Hóa. 

09.11.2016.14.JPG

Phối cảnh cụm công nghiệp FLC Hoàng Long

Mục tiêu phát triển các cụm công nghiệp giai đoạn 2015-2020 như sau

1. Quy hoạch chi tiết 617ha các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Hoằng Long FLC 112ha, cụm công nghiệp phía Bắc huyện 50 ha, phía Nam Gòng 25 ha, Thắng - Thái 30 ha, phân khu ven quốc lộ 1A (tiểu dự án II) đoạn qua địa bàn huyện 400 ha.

2. Tập trung kêu gọi đầu tư để đạt tỷ lệ: Khu công nghiệp Hoằng Long 100%; cụm công nghiệp phía Bắc huyện 40%; phía Nam Gòng 95%; Thắng - Thái 30%; phân khu ven quốc lộ 1A (tiểu dự án II) đoạn qua địa bàn huyện 60%; cụm công nghiệp Hoằng Phụ 70%.

3. Giải quyết việc làm mới: 15.000 người (cụm phía Bắc 2.500 người, Nam Gòng 2.000 người, Thắng –Thái 1.000 người, tiểu dự án II 2.500 người, khu công nghiệp Hoằng Long 7.000 người).

4. Thu hút vốn đầu tư: 25.000 tỷ đồng (cụm phía Bắc 1.500 tỷ, Nam Gòng 300 tỷ, Thắng –Thái 200 tỷ, tiểu dự án II 4.000 tỷ, khu công nghiệp Hoằng Long 19.000 tỷ).

5. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân/năm 5.500 tỷ đồng. (cụm phía bắc 400 tỷ, Nam Gòng 300 tỷ, Thắng – Thái 100 tỷ, tiểu dự án II 1.500 tỷ, khu công nghiệp Hoằng Long 3.200 tỷ).

6. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân thời kỳ 18,63% trở lên.

Xác định trọng tâm các lĩnh vực thu hút đầu tư theo định hướng kinh tế xã hội và lợi thế riêng của từng cụm công nghiệp

Khu Công nghiệp Hoằng Long tập trung thu hút các dự án có quy mô lớn thuộc các lĩnh vực đầu tư sản xuất và lắp ráp điện tử, viễn thông, phần mền, công nghệ sinh học; máy móc thiết bị công nghiệp, nông nghiệp; giầy da, nhuộm, dệt, may, các dự án công nghệ cao và các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ...

Cụm công nghiệp phía Bắc tập trung thu hút đầu tư các dự án có quy mô lớn và vừa về cơ khí, chế tạo, lắp rắp máy móc thiết bị nông nghiệp; các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất, chế biến nông, lâm sản; giầy da, may mặc và các dự án công nghệ cao.

Phân khu ven quốc lộ 1A thuộc tiểu dự án II đoạn qua địa bàn huyện, chủ yếu thu hút các dự án về dịch vụ thương mại tổng hợp, công trình dịch vụ công cộng, kho tàng, bến bãi, xăng dầu, dịch vụ công nghệ cao, nông nghiệp sạch….

Cụm công nghiệp Hoằng Phụ thu hút các dự án có quy mô nhỏ về sản xuất, chế biến thủy sản, hải sản, thu hút các dự án về dịch vụ sữa chữa và hậu cần nghề cá, các dịch vụ phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản ...

Cụm công nghiệp Nam Gòng thu hút các dự án dịch vụ, thương mại, sản xuất dụng cụ và đồ dùng thể thao, giầy da, may mặc, chế biến nông sản, chế biến gỗ và các nghề thủ công, sản xuất và chế biến các đồ gia dụng….

3. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

3.1. Quy hoạch hệ thống chợ

Huyện Hoằng Hoá hiện có 34 chợ (tính cả chợ Già mới) của 28 xã, thị trấn trong đó có: 14 chợ kiên cố, 08 chợ bán kiên cố, 12 chợ tạm. Trong số các chợ trên có 13 chợ đã được công nhận đạt tiêu chí chợ nông thôn mới. 

09.11.2016.15.JPG

Chợ Quăng – Hoằng Lộc sau chuyển đổi  

Hiện tại trên địa bàn huyện có tổng số 34 chợ. Theo quy hoạch nông thôn mới của huyện đến năm 2020 có 32 xã được phê duyệt quy hoạch chợ với 33 chợ, trong đó: Xây mới 4 chợ thuộc các xã Hoằng Tiến, Hoằng Minh, Hoằng Khê, Hoằng Tân; Cải tạo nâng cấp 20 chợ thuộc 19 xã, thị trấn (bao gồm chợ Chùa Gia xã Hoằng Phượng, chợ Đừng xã Hoằng Quý, chợ Thị Tứ xã Hoằng Trung, chợ Vĩnh xã Hoằng Hợp, chợ Bút xã Hoằng Phúc, chợ Chùa xã Hoằng Đạt, chợ Hôm Sung xã Hoằng Đồng, chợ Đền xã Hoằng Thắng, chợ Thị trấn - TT Bút Sơn, chợ Quăng xã Hoằng Lộc, chợ Mới Lam xã Hoằng Trạch, chợ Rọc xã Hoằng Châu, chợ Hải Sản xã Hoằng Châu, chợ Nghè xã Hoằng Thịnh, chợ Hành xã Hoằng Thái, chợ Hón xã Hoằng Hải, chợ Dọc xã Hoằng Đông, chợ Hà xã Hoằng Thanh, chợ Vực xã Hoằng Ngọc, chợ Bến xã Hoằng Phụ); Di dời sang vị trí mới 09 chợ thuộc 09 xã (bao gồm chợ Chiêng xã Hoằng Giang, chợ Vàng xã Hoằng Khánh, chợ Gốc Cáo xã Hoằng Phú, chợ Già xã Hoằng Kim, chợ Quỳ Chữ xã Hoằng Quỳ, chợ Đình xã Hoằng Cát, chợ Bến xã Hoằng Hà, chợ Chùa Trào xã Hoằng Lưu, chợ Hoằng Trường xã Hoằng Trường); Xóa bỏ 05 chợ thuộc 05 xã (do mỗi xã đó có 2 chợ, các chợ là các tụ điểm buôn bán nhỏ, không theo quy hoạch (bao gồm chợ Bầu xã Hoằng Khánh, chợ Phúc Tiên xã Hoằng Quỳ, chợ Trù Ninh xã Hoằng Đạt, chợ Anh Vinh xã Hoằng Thịnh, chợ Quang Trung xã Hoằng Thanh).

Chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh chợ: 3 chợ dã chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ gồm: Chợ Quăng (Hoằng Lộc), chợ Bến (Hoằng Phụ), chợ Nghè (Hoằng Thịnh); 5 chợ đang thực hiện chuyển đổi trong năm 2016 gồm: Chợ Bút (Hoằng Phúc), chợ Hôm Sung (Hoằng Đồng), chợ Chùa (Hoằng Lưu), Chợ Rọc (Hoằng Châu) và dừng hoạt động chợ Già (Hoằng Kim) theo quy hoạch.

Chủ trương thu bút đầu tư: Kêu gọi các doanh nghiệp, HTX  tham gia chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ và đầu tư xây dựng mới các chợ theo quy hoạch.

3.2. Quy hoạch Siêu thị và Trung tâm thương mại đến năm 2020

(Phê duyệt theo Quyết định số 2819/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa và Quyết định số 3615/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 về phê duyệt quy hoạch phát triển siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá).

TT

Tên Siêu thị/

TT thương mại

Địa điểm

Quy hoạch

Diện tích

1000 m2

Hạng siêu thị/TTTM

Ghi chú

1

Siêu thị Bút Sơn

TT Bút Sơn

5

3

 

2

Siêu thị  Hải Tiến

Đô thị Hải Tiến

5

3

 

3

Siêu thị Nghĩa Trang

Đô thị Nghĩa Trang

5

3

 

4

Siêu thị  Hoằng Trường

Xã H.Trường

5

3

 

5

Siêu thị  Vực

Xã H.Ngọc

5

3

 

6

Trung tâm TM Hải Tiến

Đô thị Hải Tiến

10

3

 

7

Trung tâm TM Nghĩa Trang

Đô thị Nghĩa Trang

10

3

 

Đã đề nghị bổ sung quy hoạch Trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại hạng II tại thị trấn Bút Sơn, diện tích 30.000 m2; Trung tâm thương mại hạng 2 tại Quốc lộ 1 A thuộc tiểu dự án II, đoạn qua địa bàn huyện, diện tích 30.000 m2.

 

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
250501