Chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Đăng lúc: 00:00:00 08/01/2024 (GMT+7)

 

    

        Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Công tác bảo quản, tích trữ, vận chuyển xuất nhập khẩu, cũng như các mặt hàng thực phẩm trong nước trở nên nhộn nhịp hơn.

         Trong dịp tết, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm  tăng gấp 25 - 30 lần bình thường. Ở tất cả các chợ từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, khắp mọi miền đất nước, mọi người cố gắng để có bữa ăn ngon hơn bình thường, sắm đủ thực phẩm cùng gia vị Tết cổ truyền dân tộc. Vào dịp này, hàng chục, hàng trăm món ăn truyền thống cũng như các món ăn du nhập được chế biến để dùng và để bán tùy theo ẩm thực từng vùng, miền… Các loại đồ ăn thức uống này, trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, nguồn nguyên liệu cũng bị ô nhiễm, nếu không chú ý đảm bảo ATTP sẽ dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Điều kiện thời tiết ở nước ta vào dịp tết thường có mưa phùn, nóng, ẩm, giá rét thất thường, dễ làm hư hỏng thức ăn. Chất mỡ, đạm dễ bị hư hỏng, biến tính, nem chạo, nem chua, chất bột, các loại hạt: Cà phê, lạc, hạt điều… dễ mốc, sinh ra độc tố gây ung thư cho người dùng.


         Việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả còn khá phổ biến. Giả về chất lượng và công dụng: Sản phẩm không đảm bảo ATTP, nhất là sản phẩm của các cơ sở nhỏ, lẻ; sử dụng phụ gia, phẩm màu độc (hay gặp sản phẩm nhập lậu, của các cơ sở sản xuất thời vụ); không đảm bảo thành phần nguyên liệu hoặc thay thế nguyên liệu; chưa được công bố phù hợp ATTP hoặc đã công bố nhưng đã quá thời hạn sử dụng. Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: Giả nhãn của cơ sở thực phẩm khác, chỉ tiêu ghi trên nhãn không đúng công bố ATTP, không có ngày sản xuất, không có hạn sử dụng… Các loại thực phẩm giả hay gặp là: Rượu, bia, nước giải khát, nước tăng lực, nước khoáng, mì chính, kẹo, bánh, mứt, nước mắm, nước chấm, thức ăn sống, thức ăn chín… Hàng thực phẩm nhập khẩu (kể cả chính ngạch và nhập lậu) cũng tăng lên một cách bất thường, cả chủng loại lẫn số lượng, cả hàng thật và hàng giả.


        Nhằm chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người dân vui tết, đón xuân mới thì một số biện pháp đảm bảo ATTP trong dịp tết cần chú ý:


        Nên mua thức ăn được bày bán trong tủ kính; phải được bao gói hợp vệ sinh,
Cần cảnh giác với các đồ bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn.        Ở mỗi bếp ăn, hộ gia đình, cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn, bếp nấu, đồ dùng, bát đĩa sạch sẽ  đảm bảo vệ sinh, người chế biến thực phẩm và người ăn phải phải rửa tay trước khi chế biến, trước khi ăn. Thực phẩm trước khi chế biến phải tươi ngon.

      Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp tết bởi vì thực phẩm dù tươi ngon đến mấy nếu để lâu cũng sẽ giảm chất lượng.
       Mỗi người hãy nêu cao trách nhiệm tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình mình và bảo vệ cộng đồng, vui xuân nhưng không quên giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguồn viết bài: Sưu tầm Chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm dịp

 Tết Nguyên đán

 

Người sưu tầm: Đặng Thị Thu Hương- CC. Văn hóa

 

 

  
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
250501